Xây dựng) – Sổ hồng và sổ đỏ có những điểm gì khác nhau, những phân biệt dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được bản chất của các loại giấy tờ này để tránh nhầm lẫn.
Trên thực tế sổ đỏ, sổ hồng không phải là loại giấy tờ được pháp luật quy định mà đây chỉ là tên gọi do người dân dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy để tự đặt ra để nói cho ngắn gọn cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.
Theo đó thì, “sổ đỏ” là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…) nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.
Còn “sổ hồng” là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành trong đó ghi rõ: Sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: Cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.
Hình ảnh minh họa
Ngoài ra, đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình (vì thường gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp…) nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình đó. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì khi chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đứng tên trên Giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, hai loại Giấy chứng nhận nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...
Về chủ sở hữu và chủ sử dụng ghi tên trên Giấy chứng nhận: Nếu ghi hộ gia đình có nghĩa là toàn bộ thành viên hộ gia đình đó, hộ gia đình có thể có vợ, chồng, con, cháu...; Nếu ghi tên 1 người thì phải xác định xem họ có vợ hay chồng không, nếu có thì là đồng sở hữu của 2 người; Việc định đoạt như bán, chuyển nhượng hay các việc như: Thế chấp, cho thuê, trao đổi, tặng cho.... đều phải được các chủ sở hữu đồng ý, kể cả là đồng sở hữu chung vợ chồng hay toàn bộ thành viên hộ gia đình.
Tuyết Hạnh (tổng hợp)
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016
Search
Popular Posts
-
Quản lý giao tiếp Forex: Tầm quan trọng của việc chuẩn bị Có viên ngọc khôn ngoan này trong thế giới giao dịch. đồ mưu hoạch thương mại và ...
-
Combo Sức Mạnh Của Động Lực - Nghệ Thuật Vượt Lên Những Cám Dỗ Của Cuộc Sống và The Book Of Leadership - Dẫn Dắt Bản Thân, Đội Nhóm Và Tổ Ch...
-
Dự án Lavila Kiến Á sắp giới thiệu Call 0982.379.679 thông tin Dự án Lavila Kiến Á. Vị trí Biệt thự Lavila Kiến Á Nhà Bè. Biệt thự Lavila Ki...
-
Google bị phạt 1,7 tỷ USD vì cạnh tranh không lành mạnh Liên minh châu Âu nối đưa ra án phạt lần ba với Google vì tội lạm dụng vị trí để độc...
-
Event giới thiệu dự án Lavila Kiến Á ngày 25/09/2016. Dự án Lavila Kiến Á tổ chức event ra mắt ĐT 0982.379.679 đăng ký tham dự lễ công bố Dự...
-
Tin tức mới nhất Số hóa Đánh giá camera Galaxy A72 Galaxy A72 có hệ thống ống kính đa dạng, nhiều tính năng cao cấp, chất lượng hình ảnh tốt...
-
10 điểm hút khách của Nha Trang Ngoài trải nghiệm các tour đảo, du khách đến Nha Trang sẽ tận hưởng bãi tắm đẹp cùng những di tích, danh thắ...
-
Tour nội địa điểm đến Trẩy hội rằm tháng ba Minh Hoá. Rằm tháng ba hàng năm, người dân huyện Minh Hoá nô nức trẩy hội rằm, dự nhiều hoạt độ...
-
Tin tức du lịch Check in 3 ngôi đền thờ vua Hùng ở Sài Gòn Ngoài đền thờ Vua Hùng ở Thảo Cầm Viên là di tích được xếp hạng để bảo tồn, thành...
-
Trải nghiệm du lịch Lâm Đồng Gợi ý 4 quán lẩu chẳng thể bỏ qua khi đến Đà Lạt Đà Lạt không chỉ nức tiếng bởi cảnh đẹp mà còn cuộn du khách n...
Categories
Được tạo bởi Blogger.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét